Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

“Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia và những cái Đầu!”

Tác giả: Phùng Hoàng Cơ

Sự cố chứng nhận "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009 " được trao cho công ty Vedan là một hồi chuông gióng lên cần phải chấm dứt ngay việc các cơ quan hành chính nhà nước đang bảo kê cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức và mua bán các giải thưởng.

LTS:  Vừa rồi, việc sản phẩm của Vedan suýt được trao giải thưởng Vì sức khỏe cộng đồng đã khiến báo giới rộ lên phản ứng. Tuy nhiên, CTV Phùng Hoàng Cơ có một góc nhìn khác, tác giả đã đề cập đến câu chuyện một số đơn vị có vẻ hơi quá hăng hái tham gia bảo trợ các cuộc tổ chức trao giải thưởng này, nọ. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết này.

Việc các sản phẩm của Vedan được trao giải lần này theo tôi là hoàn toàn chính xác (tham khảo chứng nhận) nếu các tiêu chí bình chọn được được ban tổ chức thực hiện theo một phương pháp luận khoa học, khách quan như thực hiện điều tra, chọn mẫu..  và được người tiêu dùng trực tiếp bình chọn là đúng, chính xác.

Sản phẩm tốt và doanh nghiệp phá hoại môi trường là 02 khái niệm khác nhau; vì thế trong vụ nay báo chí có lỗi rất lớn trong việc gây lên sức ép dư luận buộc ban tổ chức đòi Vedan phải trả giải thưởng vì những người viết này không hiểu bản chất của sự việc đã được ghi rõ trên bằng chứng nhận là sản phẩm an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không phải là doanh nghiệp gây ra ô nhiễm.

Nhưng công lao rất lớn của báo chí trong vụ này là đã phát hiện ra những cái Đầu, những con người của các bộ, ngành đã không làm những công việc chính được Nhà nước giao là xây dựng chính sách và hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân thực hiện đúng những quy định của luật pháp trong lĩnh vực của mình quản lý mà lại dành thời gian để đi chấm và trao giải thưởng này nọ; nhân danh tính chính đáng của cá bộ, ban, ngành để hợp pháp những vụ việc làm ăn của các công ty mượn thương hiệu của các bộ đứng ra tổ chức các giải thưởng.


Chúng ta hãy tham khảo danh sách các giải thưởng tại địa chỉ www.giaithuong.vn được thực hiện thường niên mà các bộ, ngành hàng năm đứng gia bảo trợ như  CÚP VÀNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN; GIẢI THƯỞNG CÚP VÀNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.... ; Người dân, Doanh nghiệp đang hàng ngày phải làm việc cật lực nộp thuế nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến chính sách, thủ tụ... cần đến các lãnh đạo của những bộ nọ, ban ngành kia giúp đỡ thì những lãnh đạo này đi chấm, trao giải thưởng và phát biểu.

Trong khi đó, những khốn khó mà người dân đang gặp phải hàng ngày mà cụ thể là tại các địa phương gặp nạn tại cơn bão số 9 vừa qua; ngư dân không có phương tiện ra biển và cần được bảo vệ thì không thấy lãnh đạo Cục vệ sinh An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế ở đâu để giúp bà con vệ sinh, ngừa bệnh sau bão lũ? Bộ Khoa học và Công nghệ ở đâu hiến kế và hỗ trợ công nghệ gì để bà con ngư dân ra biển đánh bắt cá hiệu quả? Bộ Công thương ở đâu giúp ngư dân tiêu thụ cá v.v... và vv....

Việc tổ chức và trao giải thưởng là công việc của báo chí, hiệp hội, đoàn thể, doanh nghiệp nếu họ có đủ uy tín làm việc đó. Người dân và doanh nghiệp rất cần các lãnh đạo bộ, cục, ban, ngành giúp chính phủ xây dựng chính sách tốt để giải phóng các nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; quản lý, hướng dẫn và giải quyết công việc giúp người dân và doanh nghiệp nhanh chóng liên quan đến thủ tục lĩnh vực của đơn vị mình quản lý.

Nhưng khi báo chí vào cuộc thì những người đứng đầu trong ban tổ chức mới cuống cuồng đổ lỗi sai sót do nhân viên và phải chăng việc đổ lỗi đã được lập trình trong não trạng của một nhóm các vị lãnh đạo, quản lý (?)

Ngày hôm nay, người viết bài này luôn được mời nhiệt tình tham gia chương trình" Thương hiệu nổi tiếng quốc gia" bằng 02 công văn được ký bởi 02 thứ trưởng Bộ Công thương  cho dù doanh nghiệp của tôi rất nhỏ từ một công ty được ghi trong công văn trên.

Có lẽ chúng ta đang có một thị trường mua bán giải thưởng được mượn uy tín của các cơ quan nhà nước. Đã đến lúc Chính Phủ phải có hành động mạnh cấm việc nhân danh bộ, ban, ngành của Nhà nước đi làm cái việc trời ơi này; Nếu không người dân sẽ tự hỏi những lãnh đạo này họ đang làm gì nhỉ? Chúng ta kỳ vọng gì ở họ?

Những sự cố như thế này sẽ tiếp tục kéo dài khi những người đầu đầu không giành thời gian giúp thủ tướng, chính phủ xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng xây dựng thương hiệu. Vì chỉ khi những doanh nghiệp đó nhận được sự tín nhiệm, yêu mến của người dân Việt Nam, chúng ta mới có quyền hy vọng những thương hiệu này có khả năng canh tranh quốc tế  và họ nhận giải thương là xứng đáng; Lúc đó ước mơ vì một Việt Nam giàu mạnh sẽ dần thành hiện. Nếu không sự thịnh vượng của Việt Nam vẫn là một dấu hỏi. Phải chăng mảnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta là một biểu tượng hình dấu "?" lớn.

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-29-thuong-hieu-noi-tieng-quoc-gia-va-nhung-cai-dau-


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Ba chục triệu đồng “chuộc tội” môi trường

Hà Bình

SGTT – Hơn một năm kể từ ngày bị phát hiện xả nước thải "bức tử" sông Thị Vải và gây thiệt hại cho hàng chục ngàn hộ dân sống ven bờ, Vedan vẫn chưa bồi thường một xu nào. Trong lúc "luồn lách" giữa những bất cập của luật lệ, né tránh và đẩy trách nhiệm "phán quyết" về các cơ quan quản lý, thì vào giữa tháng 10.2009, Vedan lại được nhận giải thưởng "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009".

Đúng một năm trước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường (TN–MT) Phạm Khôi Nguyên tuyên bố: "Đối với Vedan không thể châm chước một điều gì. Doanh nghiệp này đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy nên phải xử lý đến cùng. Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật Nhà nước Việt Nam. Tôi theo đuổi Vedan từ năm 1997, họ lừa dối và xảo quyệt khi đổ một tấn chất thải sau lên men vào rừng cao su, người dân được 100.000 đồng và tung tin là có lợi cho cây trồng. Rồi lại thông tin, chất sau lên men tạo rong biển, thức ăn cho cá rồi đổ ra biển Vũng Tàu". Từ đó, vụ gây ô nhiễm lớn nhất nước "có tính chất lừa đảo, xảo trá thông qua việc áp dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến hết sức tinh vi và hiện đại" như lời ông Nguyên nhận định cứ "teo" dần theo ngày tháng. Lúc đầu tưởng chừng như vụ việc bị khởi tố, xử lý hình sự, Vedan buộc phải đóng cửa nhưng cuối cùng công ty này chỉ nộp phạt và tiếp tục gây bức xúc. Bộ TN–MT "đẩy bóng" cho tỉnh Đồng Nai, tỉnh này lại đẩy ngược lên bộ và ngay cả khi Thủ tướng chỉ đạo xử lý rốt ráo thì "rào cản" luật thiếu và hở lại được đưa ra. Còn những người nông dân mất đìa tôm, ao cá, trắng tay vì ruộng đồng ô nhiễm thì cứ mãi vô vọng trong việc chờ Vedan đền bù…

Cho đến thời điểm hiện tại khi cuộc kỳ kèo trả giá đền bù giữa hàng ngàn người nông dân của ba tỉnh TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu với Vedan chưa có hồi kết thì bộ Khoa học và công nghệ (KH–CN) và trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM (NATUSI) đã trao giải "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009" cho Vedan! Lý lẽ của hai cơ quan này đưa ra để trao giải là: Vedan đã nỗ lực trong việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam và xây dựng thương hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường…!

Có thể ban tổ chức giải thưởng trên cho rằng "việc nào ra việc ấy" nên tuyên dương những gì Vedan đã làm được sau sự cố. Nhưng giải thích ra sao với hàng vạn hộ dân đã bị Vedan thẳng thừng từ chối bồi thường sau cả năm trời vất vả tìm cho ra nơi thay mình đưa đơn kiện và khó khăn trăm bề trong việc lượng hoá cụ thể thiệt hại? Không chỉ vậy, Vedan còn thách thức chỉ tuân theo phán quyết của toà nếu nông dân muốn kiện. Cách đây vài tháng, trong văn bản gửi Quốc hội, bộ TN-MT dù đã nhận xét Vedan có khắc phục những sai phạm nhưng đó chỉ là bước đầu và còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm. Câu chuyện về "bột ngọt Vedan" không ít lần bị công luận mỉa mai là "bột đắng Vedan" không chỉ bởi những gì công ty này đã làm mà còn bởi cách xử lý "tiến thoái lưỡng nan" của nhiều cơ quan có trách nhiệm. Nay thì một cơ quan có trách nhiệm khác đứng ra chủ trì việc trao cho Vedan giải thưởng "môi trường" trước mũi những người dân đang mỏi mòn chờ Vedan phải bồi thường thoả đáng. Và cái "phí" để có giải thưởng này là chỉ phải ký hợp đồng nộp cho ban tổ chức tổng cộng 30 triệu đồng để được "xét duyệt, tổ chức lễ trao giải".

Dù cho bộ TN-MT đánh giá Vedan có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do nó gây ra nhưng một doanh nghiệp suốt 14 năm xả thải ra sông Thị Vải bằng hàng loạt hình thức tinh vi thì khó mà "vì sức khoẻ cộng đồng" trong vòng vài tháng như giải thưởng đã được trao. Ăn vào môi trường như Vedan không thể đong đếm bằng kinh tế và càng khó hơn khi muốn xoá bằng 30 triệu đồng tham gia một giải thưởng. Chưa biết sau danh hiệu này, Vedan và những người trao giải sẽ được hay mất nhiều hơn, nhưng chắc chắn nỗi nghi ngại và cả nghi ngờ càng lớn hơn.

Ông Phạm Gia Túc, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thừa nhận: "Có những giải thưởng gắn danh hiệu quốc gia Việt Nam nhưng lại do những tổ chức rất nhỏ đứng ra làm, bất kỳ ai đăng ký cũng được giải, chỉ cần nộp đủ tiền theo yêu cầu của ban tổ chức". Ông Túc không nói rõ đó là giải thưởng nào nhưng qua việc nhận giải thưởng của Vedan, dư luận đang nhận rõ dần chân tướng của những giải thưởng, danh hiệu tương tự… [*]

H. B.

Nguồn: http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=58608&fld=HTMG/2009/1025/58608

[*] Có quá nhiều chuyện mù mờ chung quanh vụ Vedan được trao giải thưởng. Để rộng đường dư luận Bauxite Việt Nam xin dẫn những thông tin sau đây đăng trong mục Diễn đàn của Webtretho (nguồn: http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=394569).

Vedan nhận giải vì sức khỏe cộng đồng (?)


Trong lúc vụ bức tử sông Thị Vải (Đồng Nai) chưa có hồi kết, nông dân chưa nhận được tiền bồi thường thì Vedan đã được trao giải thưởng "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009″.

Ngày 11/10, Vedan Việt Nam nhận giải thưởng danh hiệu Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009 do cơ quan đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại TPHCM phối hợp với Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu và Chất lượng TPHCM (NATUSI) trao tặng.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về tình trạng bội thực giải thưởng cho doanh nhân và đề nghị chấn chỉnh.

Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCCI cho biết: "Có những giải thưởng gắn danh hiệu quốc gia Việt Nam nhưng lại do những tổ chức rất nhỏ đứng ra làm, bất kỳ ai đăng ký cũng được giải, chỉ cần nộp đủ tiền theo yêu cầu của ban tổ chức. Như thế khác nào bỏ tiền mua giải thưởng!". Để được giải thưởng trên, Vedan cũng đã phải nộp tiền.

Với những gì đã làm, giải thưởng Vedan vừa nhận như một thách thức với dư luận và cho thấy cách trao giải trên có vấn đề?

H.P

Một trong những lý do mà các cơ quan trên đưa ra để trao giải cho Vedan là Cty này đã nỗ lực lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam và xây dựng thương hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường sau vụ xả chất thải gây ô nhiễm bức tử sông Thị Vải!?

Trong báo cáo gửi Quốc hội cách đây bốn tháng, Bộ TN&MT khẳng định, Vedan có khắc phục nhưng mới chỉ là bước đầu. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Xuân Cường lo ngại mối nguy tiềm ẩn về môi trường của Vedan vẫn còn đó.

Ông Cường dẫn chứng, tuy Vedan ngưng xả nước thải vào 21 hồ sinh học diện tích 14ha nhưng lượng nước thải tồn đọng đến nay vẫn chưa được xử lý. Đây là nguồn ô nhiễm có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho người lao động tại Vedan và cư dân xung quanh.

Bức xúc lớn nhất hiện nay của cư dân sống dọc sông Thị Vải là dù những thiệt hại đã được lượng hóa nhưng Vedan vẫn chưa chịu bồi thường.

Nhận giải phải nộp tiền

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giải thưởng này do NATUSI (địa chỉ: 14 Cư Xá Gò Dầu 2, Trương Vĩnh Ký, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TPHCM) tổ chức. Bộ KH&CN mang danh là phối hợp nhưng thực chất nơi hợp tác với NATUSI là Cơ quan đại diện Bộ tại TPHCM.

Đáng ngạc nhiên là TS Bùi Văn Quyền – Vụ trưởng Trưởng đại diện Bộ KH&CN tại TPHCM ngoài việc trao giấy chứng nhận DN đoạt giải còn gửi thư mời các DN tham gia giải thưởng trên.

Ông Quyền cũng chính là người ký quyết định thành lập ban tổ chức chương trình trên và kiêm luôn trưởng ban này.

Trong thư chào mừng của Bộ KH&CN chỉ nhắc đến lễ tuyên dương Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc, nhưng không hiểu sao lễ này lại kèm thêm TOP 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009.

Điều đáng chú ý nhất là DN muốn tham gia giải thưởng này phải ký hợp đồng tham gia chương trình với Điều 1 ghi rõ trong hợp đồng là hỗ trợ tổng cộng 30 triệu đồng để phục vụ công tác tổ chức, xét tặng, truyền thông và lễ tuyên dương giải thưởng! Hợp đồng này do bà Nguyễn Thị Sinh, GĐ NATUSI ký với DN.
GĐ một Cty tham gia giải thưởng cho biết tôi không biết Hội đồng xét duyệt ra sao nhưng biết rõ DN nộp đủ tiền là có giải!?

Quả thật quá bất ngờ khi nghe Vedan VN được giải thưởng Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009. Không biết ban tổ chức đưa ra tiêu chí nào để công nhận sản phẩm của Vedan.

Theo tôi để đánh giá một sản phẩm chất lượng thì phải đánh giá về tiêu chí môi trường, đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp làm ra sản phẩm chất lượng, nhưng gây hại cho môi trường thì đó là sự gây hại cho kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
Trong việc gây ô nhiễm sông Thị Vải, trách nhiệm của Cty Vedan đã rõ, việc gây ô nhiễm đã gây thiệt hại cho nông dân, nhưng quan trọng hơn cho đến nay Cty Vedan vẫn né tránh, thiếu trách nhiệm với nông dân khi đưa ra yêu cầu phải xác định mức độ thiệt hại do Vedan gây ra là bao nhiêu.

Đức Minh

Vedan là đơn vị tài trợ?

Gần đây, trên một số báo điện tử như ven.org.vn (báo Kinh tế Việt Nam), nhandan.org.vn, baomoi.com, danluan.org… đưa thông tin Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Vedan Việt Nam) được nhận giải thưởng danh hiệu "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009" do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu và Chất lượng TPHCM (NATUSI) trao tặng tại lễ tuyên dương Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009.

Thông tin này đã gây ra sự bất bình trong dư luận. Trên một số diễn đàn ảo, không ít bạn đọc bày tỏ ý kiến phản đối.

Một bạn viết: "Tại trang web của Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu và Chất lượng (NATUSI), tôi thấy Vedan nằm trong danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm đoạt giải Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009.

Giải này trao cho sản phẩm Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi. Có thể những sản phẩm này đạt tiêu chuẩn, nhưng với việc Vedan đầu độc môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và công việc (nuôi tôm, đánh bắt cá…) của người dân trong quy trình làm ra sản phẩm ấy, thì việc trao giải là khó coi, trêu ngươi dư luận.

Trên trang baoxaydung.com, bạn Phạm Nguyễn đặt câu hỏi: "Tại sao các vị có thể trao giải thưởng Vì sức khỏe cộng đồng năm 2009 cho một đơn vị có thành tích phá hoại môi trường xuất sắc nhất Việt Nam như Vedan?".

Trao đổi với chúng tôi ngày 25/10, ông Trần Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết, từ trước đến nay, Bộ chỉ có giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao và một số giải thưởng khác phối hợp với Quỹ Sáng tạo trẻ Vifotec chứ không có giải thưởng nào như vậy.

Sau khi kiểm tra lại thông tin từ ban biên tập báo Kinh tế Việt Nam, ông Tuấn cho biết có sự nhầm lẫn, giải thưởng này do Bộ Công Thương phối hợp với NATUSI thực hiện.
Liên hệ với ông Nguyễn Tiến Vỵ, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương, chúng tôi nhận được khẳng định là Bộ Công Thương không hề có giải thưởng nào như vậy và cũng không trao cho Vedan danh hiệu gì.

Cuối chiều qua, chúng tôi nhận được xác nhận từ ông Trần Quang Tuấn là Bộ KHCN Văn phòng phía Nam có phối hợp với NATUSI trao giải thưởng này cho 100 doanh nghiệp năm 2009, nhưng Vedan chỉ là đơn vị tài trợ chứ không hề có tên trong danh sách được trao thưởng.

Mỹ Hằng – BP

Quan quyền và án phạt

Nguyễn Văn Tuấn

How can the life of such a man
Be in the palm of some fool's hand …
Put in a prison cell, he could – a been
The champion of the world.
Bob Dylan (1975), Hurricane

Hiến pháp của nước nào cũng có những câu văn đại khái như mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp Việt Nam cũng có câu "Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật," mô phỏng theo câu văn trong trong hiến pháp Mĩ mà cụ Hồ từng tuyên bố nhân ngày 2/9/1945. Nhưng trong thực tế thì sự bất bình đẳng trước luật pháp xảy ra ở mọi nơi và mọi lúc. Cái bất bình đẳng hiển nhiên nhất là cùng một bản án, nhưng hình phạt và mức phạt thì khác nhau. Câu hỏi là tại sao có những khác biệt như thế. Người xưa có câu "đa kim ngân phá luật lệ" để chỉ đồng tiền có thể chi phối đến luật pháp, hay người Việt Nam bây giờ có câu "nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế" — không cần giải thích chắc ai cũng biết câu này nói gì. "Thế" là điều sẽ được bàn ở đây qua vài bản tin ngắn gần đây trên báo chí phản ảnh sự khác biệt về mức độ xử phạt giữa các phạm nhân.

Hôm trước, báo Người lao động đưa một tin ngắn nhưng đáng chú ý, vì nó phản ánh một khía cạnh về tình trạng công lí ở nước ta. Giữa tháng Bảy năm ngoái (chính xác là ngày 17/7/2008), ông Chu Văn Thưởng, lúc đó là Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây (cũ), sau một bữa tiệc liên hoan, nhậu nhẹt, thay vì để tài xế lái xe đưa ông về sở thì ông giành lái xe, và đụng vào xe gắn máy làm cho 2 người chết (một người tại chỗ). Một tai nạn thảm khốc. Thay vì dừng xe lại giúp đỡ nạn nhân, ông giao tay lái cho tài xế, ra sau xe ngồi, và thản nhiên ra lệnh cho tài xế lái xe thẳng về cơ quan! Ấy thế mà đến hơn 1 năm sau, ngày 22/10/2009 ông mới bị tòa án phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì "phạm tội lần đầu, bản thân có nhiều thành tích (được tặng huân, huy chương trong quá trình công tác)… vì vậy hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, cho bị cáo được hưởng án treo."

Để hiểu hình phạt này công bằng ra sao, chúng ta thử đọc lại một trường hợp khác cũng cùng tôi trạng "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", nhưng phạm nhân là một ca sĩ. Báo Vnexpress đưa tin rằng ngày 9/3/2009, ca sĩ Trí Hải ở TPHCM, sau một buổi trình diễn mệt nhọc, anh tự lái chiếc xe Toyota LandCruiser, chạy với tốc độ cao và mất khả năng điều khiển chiếc xe, đụng hàng loạt xe khác khiến 2 người chết, 2 người bị thương. Trí Hải lập tức đến khai báo với công an địa phương. Khi ra tòa, Trí Hải bị phạt 4 năm 6 tháng tù giam. Anh chết trong tù vì bệnh phổi vào ngày 20/10/2009, hai ngày trước khi tòa án Hà Nội tuyên án phạt ông Chu Văn Thưởng.

Báo Pháp Luật TPHCM có một bản tin ngắn nhưng ý nghĩa lớn. Ba nông dân ở Lâm Đồng nhậu nhẹt rồi hết "mồi", bèn đi xin vịt về nhậu tiếp; xin không được, ba ông đi ăn trộm vịt. Sau đó, dù đã bồi thường cho nạn nhân hai triệu đồng và được bãi nại nhưng Quyền, Hưng và Long vẫn bị truy tố về tội cướp tài sản. Tòa án huyện Đức Trọng tuyên phạt mỗi người bốn năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS (khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù).

Câu chuyện bên Úc: Marcus R. Einfeld, 71 tuổi, từng là chủ tịch Ủy hội Nhân quyền và bình đẳng của Úc, là đại sứ văn hóa Úc tại UNESCO, chánh án tòa án liên bang Úc, chánh án tòa án tối cao bang New South Wales, Western Australia, và ACT. Sự nghiệp của ông bị "đứt đoạn" vào năm nay (2009) khi ông bị tòa án Úc tuyên phạt tù giam 3 năm vì tội "perjury" (khai gian) và "pervert the course of justice" (tạm dịch là cố tình làm lệch cán cân công lí – tôi cần các bạn đọc rành luật dịch hộ!)

Câu chuyện của ông Einfeld hơi dài, nhưng tôi tóm lược theo cách hiểu của tôi. Tháng 8/2006 ông Einfeld bị phạt $77 vì lái xe quá tốc độ. Ông không chịu nộp phạt vì ông nói rằng ông không có lái xe hôm đó; ông cho bạn ông là giáo sư Teresa Brennan mượn xe vào thời điểm xe bị máy chụp hình tự động chụp được quá tốc độ. Ông tuyên thệ trước tòa rằng lời khai của ông là sự thật. Nhưng người ta phát hiện rằng giáo sư Brennan đã qua đời vì tai nạn xe ôtô bên Mĩ từ năm 2003, và ông Einfeld biết sự kiện này. Như vậy ông phạm tội khai không đúng sự thật trước tòa. Nhưng ông vẫn không chịu nhận tội. Tháng 3/2007, ông Einfeld đồng ý cho cảnh sát vào nhà ông để khám xét và xem máy computer cá nhân tại nhà. Sau khi xem xét, cảnh sát quyết định bắt ông và cáo buộc 13 tội trạng khác. Đến tháng 10/2008, tòa án hình sự bác bỏ 5 cáo buộc của cảnh sát, nhưng giữ nguyên 8 tội trạng còn lại, kể cả tội perjury và "perverting the course of justice". Tháng 11/2008, Hiệp hội luật sư bang New South Wales nộp đơn lên tòa án liên bang và tòa rút bằng hành nghề luật sư của ông. Tháng 3/2009, tòa án tuyên phạt Einfeld 3 năm tù giam. Nhưng ông Einfeld trước sau như một nói rằng ông không phải là người thiếu thành thật, mà ông chỉ sai phạm vì nhớ không chính xác!

Câu chuyện của ông cựu chánh án Marcus Einfeld còn cho thấy tội hình sự và gian dối có thể xảy ra ngay ở thành phần có vị trí cao nhất trong xã hội, kể cả ở những người cầm cán cân công lí quốc gia. Do đó, chuyện một giám đốc sở phạm tội hình sự có lẽ không đáng ngạc nhiên. Có ngạc nhiên chăng là mức độ và hình phạt. Ớ Úc (và ở các nước phương Tây nói chung), lái xe gây gây tai nạn mà không dừng lại để giúp đỡ nạn nhân là tội ngồi tù, thậm chí có thể xem là cố sát (cố tình giết người). Bất cứ ai học lái xe cũng phải biết điều này, vì điều luật được ghi rất rõ trong bài học lái xe.

Chúng ta thấy vì qua 2 trường hợp đầu? Cái điểm giống nhau thứ nhất giữa ông cựu giám đốc Chu Văn Thưởng và ca sĩ Trí Hải là cả hai người đều là "người của công chúng". Cái điểm giống nhau thứ hai là cả hai người đều phạm cùng một tội trang: đó là "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Điều tương đồng thứ 3 là cả hai đều gây tai nạn làm cho 2 người chết.

Nhưng hình như sự tương đồng giữa hai người chỉ dừng ở đó, vì chính cái khác biệt mới là đáng nói. Điều khác biệt thứ nhất là một người là quan chức cao cấp của Nhà nước (và Đảng) còn người kia là không phải quan chức và chắc cũng chẳng phải đảng viên. Điều khác biệt thứ hai là thái độ với cơ quan bảo vệ pháp luật. Ông Thưởng sau khi gây tai nạn thì thản nhiên ra lệnh tài xế lái xe về cơ quan, còn ca sĩ Trí Hải thì nghiêm chỉnh khai báo. Điều khác biệt thứ ba là kết quả của bản án: ông cựu giám đốc thì được khoan hồng vì "nhân thân tốt," còn anh ca sĩ xấu số thì bị 4 năm 6 tháng tù giam.

Ba điều giống nhau không thể giải thích sự khác biệt của kết quả bản án. Chỉ có những khác biệt mới giúp chúng ta hiểu kết quả bản án. Qua so sánh, chúng ta thấy rõ ràng rằng việc khai báo cho công an theo đúng luật hình như không có tương quan gì đến bản án cả. Chỉ còn một khác biệt duy nhất có thể giải thích được: đó là nhân thân. Điều này cho chúng ta lí do để suy ra rằng vị trí quan chức và đảng viên chính là yếu tố đã đã "cứu" ông Thưởng khỏi ngồi tù.

Vị trí xã hội có lẽ là yếu tố quan trọng, bởi vì nó còn giải thích tại sao 3 ông nông dân nghèo khổ kia, chỉ vì một hai con vịt mà lãnh tổng cộng 12 năm tù giam. Nếu 3 người đó không phải là nông dân mà là chủ tịch xã hay trưởng công an hay đảng viên thì chắc chắn báo chí cũng chẳng có tin để mà đăng. :-) Chuyện quá nhỏ mà!

So sánh câu chuyện của ông chánh án Marcus Einfeld và Chu Văn Thưởng chúng ta thấy cả hai ông này đều là người có vị trí cao trong xã hội. Nhưng có khác biệt về địa điểm: một bên thì tai nạn xảy ra ở Việt Nam, và một bên thì ở Úc. Ông chánh án chỉ vì khiếu nại không chịu nộp phạt 77 đôla, dẫn đến chuyện khai man, và chịu hình phạt nặng nề, tiêu tan sự nghiệp. Còn ông cựu giám đốc sở thì gây tai nạn cướp đi 2 mạng sống con người nhưng lại được hưởng án treo. (Chữ "hưởng" trong trường hợp này thật là chính xác!)

So sánh giữa trường hợp ông Einfeld và Chu Văn Thưởng còn cho thấy cán cân công lí của Việt Nam có tình có nghĩa hơn cán cân công lí của Úc. Ở Úc, tòa án không đặt nặng vấn đề "nhân thân" hay vị trí xã hội (thật ra, vị trí xã hội càng cao thì hình phạt càng nặng), còn ở Việt Nam thì tòa án xét đến nhân thân và lí lịch của phạm nhân. Nhưng hình như công lí Việt Nam không có tình có nghĩa với người nghèo. Điển hình là 3 ông nông dân kia chỉ vì con vịt (và đã đền 2 triệu đồng) mà vẫn bị tổng cộng 12 năm tù.

Còn nhớ trước đây, cựu thủ tướng Úc John Howard vội vã lên xe ôtô (có lẽ trốn phóng viên đang trực chờ hỏi gì đó) nên quên thắt dây an toàn và bị một phóng viên chạy theo xe chụp hình được hình và đăng báo. Chỉ cần nhìn qua tấm hình không thắt giây an toàn, thế là cảnh sát đủ bằng chứng và gửi giấy phạt đến tận văn phòng phủ thủ tướng. Ông thủ tướng đành phải ngậm ngùi nộp phạt! Anh phóng viên thì nổi tiếng và hỉ hả với tấm hình độc đáo nhưng làm hao tốn hơn 200 đôla từ túi tiến của ông thủ tướng.

Những chênh lệch về hình phạt và mức phạt không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn xảy ra ở ngay tại các nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ như ở Úc này. Cùng một tội trạng, nhưng có người lãnh án vài năm tù, còn người khác thì hàng trăm năm tù. Còn nhớ vào thập niên 1980s một nhóm thanh niên tị nạn Việt Nam ở Mĩ bị phạt trên 100 năm tù vì tội mua dâm, một hình phạt mà báo chí Mĩ cho là quá nặng nề, có lẽ chỉ vì họ là người di dân Á châu (người khác thì cho là quan tòa kì thị chủng tộc).

Sự chênh lệch về hình phạt còn là đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà xã hội hội và luật học. Hình như trong giới luật học, họ gọi "hiện tượng" khác biệt về hình thức và mức độ phạt là "sentencing disparity" (tôi tự hỏi tại sao họ không nói "sentencing deviation" nhỉ?) Đọc qua vài nghiên cứu về sentencing disparity bên Mĩ và Úc trên tập san như Journal of Quantitative Criminology Journal of Criminal Justice, tôi thấy họ làm rất bài bản. Chẳng hạn như bài "Sentencing disparity: an analysis of judicial consistency", tác giả phân tích yếu tố nào có liên quan đến những khác biệt về mức độ phạt. Họ chia các yếu tố này thàng 4 nhóm chính: những yếu tố liên quan đến sự việc xảy ra; những yếu tố về phạm nhân; yếu tố liên quan đến nạn nhân; và yếu tố liên quan đến chánh án. Trong những yếu tố liên quan đến phạm nhân (như tiền án, chủng tộc, giới tính, tuổi, giai cấp xã hội, thậm chí khuôn mặt v.v.), thì yếu tố tiền án có ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức độ phạt, kế đến là chủng tộc, giới tính, còn giai cấp xã hội thì không có ý nghĩa gì cả. Nói cách khác, ở Mĩ giai cấp xã hội không quan trọng trong quyết định xử phạt, mà chính là tiền án của phạm nhân.

Quay lại với 3 trường hợp ở Việt Nam, chúng ta thấy cả ông Chu Văn Thưởng, ca sĩ Trí Hải, và 3 ông nông dân đều không có tiền án (ít ra là qua báo chí chúng ta biết như thế), cho nên yếu tố tiền án không giải thích được tại sao có "sentencing disparity" như ở Việt Nam! Tôi đồ rằng nếu giới luật học ở trong nước chịu khó thu thập dữ liệu và phân tích đúng phương pháp, thì trong phương trình tiên lượng sự khác biệt về mức độ phạt sẽ có các yếu tố liên quan đến vị trí xã hội của phạm nhân. Vấn đề là hệ số của yếu tố này cao bao nhiêu ở Việt Nam. Nếu ai muốn làm tôi xin tình nguyện giúp một tay để phân tích. :-)

N.V.T.
Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/10/quan-quyen-va-phat.html

TS Nguyễn Quang A: Quyết định 97/2009/QĐ-TTg có thể bị kiện ra WTO

Nguyễn Quang A

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bài này phân tích và chỉ ra rằng Quyết định 97/2009/QĐ-TTg do Thủ tướng kí ngày 24-7-2009, có hiệu lực ngày 15-9-2009 được ban hành đúng thẩm quyền nhưng có các vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và nội dung, vi phạm Nghị định thư gia nhập WTO và vì thế là không hợp pháp. Nếu không hủy bỏ Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, thì những người chỉ đạo, tham gia vào việc soạn thảo, thẩm định dự thảo quyết định và kí quyết định có thể bị tố cáo phạm pháp, Chính phủ Việt Nam có thể có khả năng bị kiện ra WTO.

Ngày 8-9-2009 Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tiến sĩ luật Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ Tướng, đã có công văn số 3182/2009/BTP-PLDSKT trả lời kiến nghị ngày 6-8-2009 của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Trong bài phân tích này, tôi muốn cung cấp thêm bằng chứng phản bác công văn nói trên mà các văn bản đã công bố của IDS chưa đề cập tới.

Trước hết, tôi nghĩ nên làm rõ vài khái niệm.

I. Thủ  tục, thẩm quyền và nội dung

Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có nhiều sai sót. Liên quan đến Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, dưới đây tôi chỉ đề cập đến tính hợp pháp hay sai phạm thuộc ba khía cạnh: thủ tục, thẩm quyền và nội dung.

1. Thủ tục

Khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nếu không tuân thủ các quy định về thủ tục, trình tự soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, kí và ban hành như được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thì một hoặc nhiều người hay cơ quan tham gia vào quá trình soạn thảo, thẩm định, kí và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó đã vi phạm pháp luật, vi phạm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; tôi gọi sự vi phạm pháp luật này là sự vi phạm về thủ tục. Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, có sai phạm về thủ tục phải được rút lại, hủy bỏ hay bị (cơ quan có thẩm quyền cao hơn) tuyên là vô hiệu.

2. Thẩm quyền

Luật cũng quy định thẩm quyền của từng cơ quan soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu những người hay cơ quan không có thẩm quyền theo quy định của luật mà tham gia vào những công việc trên, thì có sự vi phạm pháp luật về thẩm quyền. Khi có vi phạm về thẩm quyền trong soạn thảo, thẩm định, kí và ban hành một văn bản quy phạm pháp luật, thì văn bản quy phạm pháp luật ấy cũng phải bị tuyên là vô hiệu.

3. Nội dung

Một văn bản quy phạm pháp luật được soạn thảo, thẩm  định, kí và ban hành đúng thủ tục và  đúng thẩm quyền vẫn có thể có sai phạm về nội dung. Đó có thể là những vi phạm Hiến pháp hay các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn. Đấy là những vi phạm nghiêm trọng nhất và các văn bản quy phạm pháp luật như vậy phải bị tuyên là vô hiệu.

Nói tóm lại, một văn bản quy phạm pháp luật chí ít phải đồng thời không có vi phạm về thủ tục, thẩm quyền và nội dung, thì mới có thể được coi là hợp pháp. Khi một văn bản quy phạm pháp luật mắc một trong 3 loại vi phạm nêu trên, thì văn bản ấy là bất hợp pháp và phải được rút lại, hủy bỏ hay bị tuyên là vô hiệu.

Sở dĩ  phải phân biệt ít nhất 3 loại vi phạm nêu trên, vì nếu không làm vậy chúng ta có thể vô tình hay cố ý lẫn lộn khái niệm, có thể gây ra sự hiểu nhầm, làm tổn hại đến tính thượng tôn pháp luật.

Tôi không phải là chuyên gia pháp luật, song tôi nghĩ ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các chuyên gia pháp luật về cơ bản có thể đồng ý với cách phân biệt và lập luận nêu trên của tôi.

Một văn bản quy phạm pháp luật hợp pháp chí ít phải không có sai phạm về thủ tục, thẩm quyền và  nội dung. Văn bản hợp pháp cũng chưa chắc đã  đúng, đã thực sự phù hợp với cuộc sống hay phụng sự cho sự phát triển con người và đất nước. Tuân thủ các thủ tục, lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động trực tiếp, ý kiến góp ý của nhân dân và các chuyên gia độc lập góp phần làm cho văn bản quy phạm pháp luật không chỉ hợp pháp mà còn đúng nữa.

Bây giờ chúng ta có thể quay sang các vấn đề của Quyết định 97/2009/QĐ-TTg.

II. Quyết định 97/2009/QĐ-TTg vi phạm về  thủ tục và nội dung

1. Thủ  tục

Trong công văn số 3182/BTP-PLDSKT của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền của Thủ tướng, kí ngày 8-9-2009 để trả lời kiến nghị ngày 6-8-2009 của Hội đồng IDS, Bộ trưởng viết: dự thảo Quyết định 97 đã

"được cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng từ đầu năm 2008. Toàn bộ các bước soạn thảo; lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định đã được hoàn tất trong năm 2008 theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002… Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Quyết định số 97 là đúng thẩm quyền, đúng trình tự, đúng thủ tục, không vi phạm Điều 67 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008"

Hãy xem những khẳng định trên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có đứng vững được hay không?

Các điểm liên quan của Điều 67 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 là điểm 2 và điểm 4:

2. Cơ quan soạn thảo có  trách nhiệm đăng tải toàn văn dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến

4. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến của cơ quan thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Kiến nghị ngày 6-8-2009 và Tuyên bố ngày 14-9-2009 của Viện IDS đã vạch ra sự sai phạm thủ tục cũng như  bác bỏ lập luận (được trích ở trên) của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tại đây, tôi chỉ bổ sung các lập luận của IDS bằng các bằng chứng thêm.

Theo Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Số: 02/2002/QH11 ban hành ngày ngày 16 tháng 12 năm 2002, thì quyết định của Thủ tướng là một loại văn bản quy phạm pháp luật.

Ngày 29-11-2006 Quốc hội đã ra Nghị quyết số 71/2006/QH11 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, Quốc hội đã quyết nghị:

Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới.

Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù  hợp với quy định của Hiệp  định thành lập Tổ chức thương mại thế  giới, Nghị định thư  và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm

Điểm 4 của Phụ lục Nghị quyết số 71 quy định áp dụng trực tiếp cam kết:

"Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ trên Trang tin điện tử của Chính phủ và dành thời gian không ít hơn 60 ngày, kể từ ngày đăng dự thảo để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo
".

Điểm 4 này là nội dung áp dụng trực tiếp đối với Khoản 2 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 mà ông Bộ trưởng Bộ tư pháp đã viện dẫn để cho rằng quá trình xây dựng Quyết định 97 là "đúng trình tự, thủ tục".

Lưu rằng theo công bố của Chủ tịch nước ngày 19-12-2006, Nghị định thư gia nhập WTO có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2007. Như thế kể từ ngày 11-1-2007 các quy định trên của Nghị quyết 71 và các quy định của Nghị định thư phải được tuân thủ.

Ngày 11 tháng 6 năm 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kí công văn số 732/TTg-TCCB để nhắc các Bộ và các cơ quan thực hiện nghiêm Nghị quyết 71 của Quốc hội. Điểm 1 của Công văn này ghi rõ:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ  quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức khác được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ (nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Chính phủ với cơ quan khác của Nhà nước hoặc với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, nghị định) phải phối hợp với Văn phòng Chính phủ đưa các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ không có nội dung thuộc bí mật nhà nước lên Website Chính phủ để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thời gian ít nhất là 60 ngày trước khi gửi dự thảo đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ bằng việc gửi thư điện tử đến Website Chính phủ hoặc bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo.

Tuy trong phần mở ngoặc không nêu đích danh quyết định của Thủ tướng nhưng rõ ràng quyết định của Thủ tướng cũng phải tuân theo thủ tục này. Khẳng định này có cơ sở vì Điều 67 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (xem ở trên) thể hiện tinh thần của Nghị quyết số 71 của Quốc hội.

Nói cách khác các thủ tục pháp lí này đã có hiệu lực từ ngày 11-1-2007. Như thế cơ quan soạn thảo Quyết định 97 buộc phải:

- tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;

- công bố dự thảo ít nhất 60 ngày trước khi trình lên Thủ tướng

Cả hai việc trên đã không được thực hiện trong năm 2008 và 2009.

Một điểm đáng lưu ‎ý khác là, trong công văn số 3182/BTP-PLDSKT Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng vì công việc soạn thảo, thẩm định đã hoàn tất trong năm 2008 (khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chưa có hiệu lực) nên việc không thực hiện các thủ tục đó trong năm 2009 là hợp lệ (như trên đã phân tích, đó là sự vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 71 đã có hiệu lực trước đó). Đây là một tập quán không thể chấp nhận được, bởi vì nếu được sử dụng phổ biến sẽ tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho việc lí giải luật một cách tùy tiện. Các công dân chỉ biết Thủ tướng kí Quyết định 97 vào ngày 24-7-2009, tức là sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã có hiệu lực 7 tháng và 24 ngày và rất lâu sau khi Nghị quyết 71 của Quốc hội có hiệu lực. Phải chấm dứt ngay tập quán biện bạch này vì có thể gây ra tiền lệ rất xấu. Chúng tôi sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các chuyên gia luật trong và ngoài nước về riêng điểm này.

Tuyên bố  ngày 14-9-2009 của IDS đã hoàn toàn bác bỏ khẳng định của Bộ trưởng rằng "việc xây dựng và ban hành Quyết định số 97 là… đúng trình tự, đúng thủ tục". Phân tích ở trên và tiếp sau chỉ bổ sung cho sự bác bỏ đó của Viện IDS.

Ông Bộ trưởng Bộ tư pháp có thể cho rằng Quyết định của Thủ tướng không phải là văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nên không phải công bố trước 60 ngày theo đúng câu chữ của Nghị quyết 71 và Công văn số 732/TTg-TCCB; theo tôi lập luận đó mâu thuẫn với tinh thần Nghị quyết 71 đã có hiệu lực từ lâu và được thể hiện trong Điều 67 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (xem ở trên).

Ngay cả khi cho qua sự "biện bạch" như vừa nêu ở trên hay trong lập luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được trích dẫn ở đầu điểm II.1 rằng dự thảo Quyết định số 97 không cần đưa lên trang thông tin điện tử ít nhất 60 ngày, thì riêng việc đã không "tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản" trong suốt năm 2008 và hơn 7 tháng của năm 2009, cũng cho thấy đã có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục theo quy định của Nghị quyết 71 của Quốc Hội và/hoặc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

Nói tóm lại, việc soạn thảo, thẩm định Quyết định số 97 đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục (được quy định bởi Nghị quyết 71 của Quốc hội có hiệu lực trước 2008, bởi Nghị định thư gia nhập WTO có hiệu lực từ 11-1-2007 và/hoặc bởi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có hiệu lực từ 1-1-2009). Chính vì vậy, Quyết định số 97 là không hợp pháp và vô hiệu.

Theo tôi, ông Phó thủ tướng phụ trách khoa học và công nghệ, ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, và một số người liên quan khác có trách nhiệm cá nhân trong việc để vi phạm nghiêm trọng này xảy ra.

2. Thẩm quyền

Các cơ  quan soạn thảo, thẩm định dự thảo Quyết định số 97 và Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 97 là hợp thẩm quyền.

3. Nội dung

Quyết định số 97 có rất nhiều sai phạm về nội dung mà kiến nghị ngày 6-8-2009 của Viện IDS và Tuyên bố ngày 14-9-2009 của Viện IDS đã vạch ra, nên tôi không cần nhắc lại ở đây.

Các lập luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong công văn số 3182/2009/BTP-PLDSKT trả lời kiến nghị ngày 6-8-2009 của Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã không phân biệt rõ sự hợp pháp về thẩm quyền (như nêu ở điểm 2 ở trên) với những vi phạm về nội dung. Sự nhầm lẫn về khái niệm này có thể làm cho nhiều người hiểu lầm hay ngộ nhận.

Tóm lại, Quyết định số 97 có các vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và nội dung, phù hợp về thẩm quyền; và như thế là không hợp pháp; vi phạm pháp luật, vi phạm Nghị định thư gia nhập WTO và có thể có các hệ lụy quốc tế khôn lường, kể cả việc bị kiện trước WTO.

Hội đồng Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã có kiến nghị Thủ tướng hoãn Quyết định 97 và qua 2 lần tiếp xúc trực tiếp đã cố gắng thuyết phục Thủ tướng theo hướng đó nhằm tránh các hậu quả khó lường. Thủ tướng đã tỏ thiện ‎ý xem xét hoãn, thế nhưng với công văn giải trình của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng và các cấp lãnh đạo (mà có lẽ nội dung tương tự như công văn của Bộ gửi chúng tôi ngày 8-9-2009) lại khẳng định sự hợp pháp của Quyết định 97. Chính vì thế ngày 11-9-2009 Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã kí công văn yêu cầu Bộ Khoa học và công nghệ ra thông tư thực hiện nghiêm Quyết định 97. Tôi nghĩ, hai ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, và Bộ Tư pháp có trách nhiệm cá nhân lớn trong việc để sai phạm này xảy ra, thông tin thiếu trung thực khiến các vị lãnh đạo cao hơn mắc sai phạm. Trớ trêu thay, tất cả các văn bản liên quan đến Nghị quyết 71, đến công văn nhắc nhở của Thủ tướng số 732 lại nằm trên chính các trang thông tin điện tử của hai Bộ này, cho nên khó có thể biện bạch rằng họ không biết đến chúng.

Chính vì các lí do đó, theo tôi, Thủ tướng Chính phủ nên ra quyết định hủy bỏ Quyết định số 97; hoặc Quốc hội hay Ủy Ban Thường vụ Quốc hội phải có Quyết định hay Nghị quyết tuyên bố Quyết định số 97 vô hiệu.

Sai lầm là chuyện thuộc bản tính con người. Không có ai không mắc sai lầm cả. Quan trọng là nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa. Tôi cũng có thể có các điểm sai trong chính bài viết này, mong các bạn đọc chỉ giáo.

Ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm này trong quá trình xây dựng, soạn thảo; ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân vì các vi phạm thủ tục nghiêm trọng nêu trên.

Tôi nghĩ hai ông Bộ trưởng nên:

nhận trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng; rà soát lại trách nhiệm của những người thuộc Bộ mình đã tham gia vào việc soạn thảo, thẩm định Quyết định số 97 và có biện pháp xử lí thích đáng những người vi phạm;

kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ có quyết định hủy bỏ Quyết định số 97.

Theo tôi, nếu làm được như thế thì uy tín của hai Bộ trưởng, của Thủ tướng Chính phủ, và hình ảnh của nước Việt Nam sẽ được cải thiện chứ không bị tổn hại thêm; làm tăng sự thượng tôn pháp luật; góp phần vào sự phát triển của đất nước; củng cố niềm tin của người dân; tránh được rắc rối quốc tế có thể xảy ra; nhất là tránh được khả năng có thể bị kiện ra WTO.

Khác đi, thì tôi e khó tránh các thủ tục pháp lí rắc rối, phức tạp, tốn công sức, gây tổn hại thêm đến uy tín của hai ông Bộ trưởng, của Thủ tướng, làm hoen ố hình ảnh của đất nước những điều mà không ai mong muốn, nhưng có lẽ một số trí thức và công dân hay tổ chức vẫn phải tiến hành đối với các cá nhân liên quan để yêu cầu Quốc hội hay Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tuyên bố Quyết định số 97 vô hiệu.

Phụ lục: Thư của Bộ trưởng Hà Hùng Cường gửi Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Thu-của-Bo-truong-HHC-1.JPG
Trang 1

Thu-của-Bo-truong-HHC-2.JPG
Trang 2

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

Kết luận của Thủ tướng về việc triển khai thực hiện QĐ số 97/2009/QĐ-TTg

Ngày 14 tháng 10 năm 2009, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 309/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải nguyên văn Thông báo này.

Ngày 24 tháng 9 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Tham dự họp có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đại diện lãnh đạo: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg, ý kiến của các đại biểu dự họp và phát biểu của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:

1. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, dư luận chung là hoan nghênh việc ban hành Quyết định này, nhưng cũng có một số ý kiến cho là Quyết định ban hành chậm và không tán thành, đề nghị hoãn thi hành Quyết định này vì không đúng pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp lắng nghe và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, rà soát kỹ lại tính hợp hiến, hợp pháp và trình tự, thủ tục ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg.

Trên cơ sở thảo luận thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và sau khi báo cáo, được sự đồng ý của Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ký văn bản khẳng định việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là đúng pháp luật.

2. Việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và đã có hiệu lực thi hành. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định này.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện và thủ tục đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, theo đúng Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg và các văn bản pháp luật có liên quan.

Cần lưu ý việc tổ chức phổ biến, giới thiệu rộng rãi và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc sau khi ban hành Thông tư hướng dẫn này.

4. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý hợp lí, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS).

  • Tuần Việt Nam
http://www.tuanvietnam.net/2009-10-19-ket-luan-cua-thu-tuong-ve-viec-trien-khai-thuc-hien-qd-so-97-2009-qd-ttg

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Thủ tướng yêu cầu xử lý vụ IDS, BBC

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS tự giải thể hôm 14/09

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện Quyết định 97 và xử lý "thích hợp, đúng quy định" đối với việc Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tự giải thể.

Ông cũng yêu cầu xử lý " những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân" thuộc IDS.

Báo điện tử của Chính phủ vừa đăng thông báo ngày 14/10 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của ông Dũng tại cuộc họp về việc triển khai thực hiện Quyết định 97 diễn ra hôm 24/09.

Trong đó, Chính phủ khẳng định "Việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/07/2009 là cần thiết, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và đã có hiệu lực thi hành".

Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định này", trong đó "Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện và thủ tục đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập" .

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng được ủy quyền "có trả lời đến một số Đại sứ nước ngoài đã có văn thư gửi Thủ tướng Chính phủ" về việc này.

Quyết định 97/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 24/07 và bắt đầu có hiệu lực ngày 15/09.

Ngày 14/09/2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát đối với Quyết định 97, mà họ cho là đã "sai phạm nghiêm trọng" về mặt pháp luật và trong nhiều điểm về nội dung.

Ngày 27/09, Nguyên Viện trưởng IDS, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cũng đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường yêu cầu thừa nhận Quyết định 97 đã "vi phạm thủ tục quy định" trong nhiều văn bản pháp luật.

'Thất vọng'

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Quang A nói với BBC rằng ông "rất thất vọng" khi đọc toàn văn thông báo kết luận của Thủ tướng đăng trên báo điện tử của Chính phủ.

"Chúng tôi thất vọng là người ta đã không nghiên cứu một cách cẩn trọng, tỷ mỷ những ý kiến đóng góp rất xây dựng của chúng tôi suốt một tháng qua."

"Họ vẫn giữ quan điểm là mọi quyết định của họ đều đúng."

"Cá nhân tôi vẫn khẳng định rằng việc soạn thảo, thẩm định và ban hành Quyết định 97 về mặt thủ tục và nhiều điểm trong nội dung đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành."

Tôi đề nghị tất cả các báo ở Việt Nam đăng chính kiến của cả hai bên để tranh luận một cách công khai, xây dựng và sòng phẳng.

TS Nguyễn Quang A

Lập luận của ông Nguyễn Quang A là trong quá trình soạn thảo-ban hành cơ quan làm công tác này đã không tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cũng không công bố dự thảo ít nhất 60 ngày trước khi trình lên Thủ tướng.

"Như vậy, về thủ tục, QĐ 97 không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn trái với cam kết quốc tế."

Ông tiến sỹ cũng kiến nghị: "Tôi đề nghị tất cả các báo ở Việt Nam đăng chính kiến của cả hai bên để tranh luận một cách công khai, xây dựng và sòng phẳng."

Theo ông, "không có tranh luận công khai, thẳng thắn mà chỉ dùng quyền lực để áp đặt thì không phải cách làm tốt."

Nói về đề nghị xử lý phát biểu của "một số cá nhân thuộc IDS", Tiến sỹ Quang A nói ông không thực hiểu hàm ý yêu cầu này.

"Nếu là hàm ý đe dọa trù dập thì nó vi phạm pháp luật vì Điều 16 Luật Khiếu nại và Tố cáo nghiêm cấm những hành vi như vậy."

Được biết trước khi tự giải thể, lãnh đạo IDS đã gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng. Bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có hai cuộc gặp với lãnh đạo IDS về nội dung Quyết định 97.

Viện IDS được thành lập vào cuối năm 2007 tại Hà Nội. Đây là một Viện nghiên cứu 100% tư nhân và do các nhà khoa học, các thành viên sáng lập tư nhân, góp vốn xây dựng.

Nguyên tắc của Viện được nói là hoạt động trên cơ chế độc lập và mở. Độc lập cả về quan điểm nghiên cứu tới cơ chế tài chính, không chịu sự ảnh hưởng của kể các nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân và các nhà tài trợ.

Hội đồng IDS gồm 16 vị, bao gồm các tên tuổi trí thức lớn như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc...

Trong hai năm hoạt động, IDS đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm khoa học về chính sách, chiến lược trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới giáo dục, y tế, thể chế...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/10/091016_pm_ids.shtml

Ông Nguyễn Quang A lên tiếng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện Quyết định 97 và xử lý "thích hợp, đúng quy định" đối với việc Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tự giải thể.

Ông cũng yêu cầu xử lý "những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân" thuộc IDS.

Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện IDS vừa tự giải thể, cho biết như sau về chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nghe ở đây:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/10/091015_nguyen_quang_a.shtml

Thủ tướng yêu cầu xử lý việc IDS tự giải thể

Cập nhật lúc 22:04, Thứ Năm, 15/10/2009 (GMT+7)
,

 - Sau cuộc họp về Quyết định 97 liên quan đến việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, ngày 14/10, Thủ tướng giao TP Hà Nội, Bộ KHCN có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng, Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện này.

"Quyết định 97 là cần thiết"

Mô tả ảnh.

GS Phạm Duy Hiển trao đổi với nhà giáo Phạm Toàn trong một seminar của IDS về giáo dục. Ảnh: VNN

Theo kết luận của Thủ tướng, sau khi Thủ tướng ký ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 97, dư luận chung hoan nghênh việc ban hành quyết định này, nhưng cũng có một số ý kiến cho là quyết định ban hành chậm và không tán thành, đề nghị hoãn thi hành vì không đúng pháp luật.

Thông báo kết luận của Thủ tướng cho hay việc ban hành Quyết định 97 là "cần thiết, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và đã có hiệu lực thi hành", đồng thời yêu cầu "các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm quyết định này".

Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn điều kiện và thủ tục đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, theo đúng Quyết định 97 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Xử lý đúng quy định

Trong thông báo kết luận, Thủ tướng "giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS)".

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về việc chấm dứt hoạt động của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) sau khi tổ chức này tự giải thể.

Quyết định 97 được Thủ tướng ký ngày 24/7/2009 ban hành danh mục gồm 7 lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ gồm khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; khoa học nhân văn; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược và sức khỏe; khoa học nông nghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9 vừa qua.

Viện nghiên cứu phát triển (Institute of Development Studies - IDS) được thành lập tháng 9/2007 tại Hà Nội. Đây là Viện nghiên cứu tư nhân đầu tiên và do các nhà khoa học tự góp vốn xây dựng.

Mục tiêu của Viện là thực hiện các nghiên cứu và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân.

IDS hoạt động trên cơ chế độc lập và mở, với hội đồng gồm 16 thành viên như GS Hoàng Tụy (Chủ tịch Hội đồng), TS Nguyễn Quang A (Viện trưởng), bà Phạm Chi Lan, các ông Nguyên Ngọc, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Trần Việt Phương, Nguyễn Trung, Chu Hảo..
.

Linh Thư

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, khi nhân dân mình đổ máu?

Thật khó tin là những người có trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam lại có thể im lặng lâu đến vậy trước câu chuyện đầy đau thương của 200 ngư dân Việt Nam đi tránh bão cuối tháng 9 vừa qua, lại bị hải quân Cộng sản Trung Quốc cướp bóc, tra tấn... không khác gì loài hải tặc man rợ.

Bài báo trên Sài Gòn tiếp thị số ra ngày 9 tháng 10 là một chứng tích đau thương không thể chối cãi từ những người dân vô tội.

Sau sự kiện 12 người bị bắt, đến 25 người, rồi đến 200 người, mai đây sẽ là bao nhiêu nữa?

Nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với những chuyện này xảy ra?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì với tộc ác của Cộng sản Trung Quốc?

Dân của tôi đổ máu, đất nước tôi rên siết trước tội ác cận kề của cái gọi là "hữu nghị anh em" nhưng những người có trách nhiệm lại cứ lặng im.

Ngược lại, lời ngợi ca tình yêu của hai anh em thì cứ bắt gặp nhan nhản trên truyền hình, báo chí. Có thể gọi đó là thứ tình yêu man rợ trên máu và nỗi đau của dân tộc và tổ quốc của mình?

Truyền hình VN có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1.10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30.9?

Nếu là tôi, tôi sẽ xấu hổ, con cháu tôi sẽ gục đầu nhục nhã khi đồng bào tôi đổ máu mà tôi thì trơ trẽn nhận những hành động thù địch làm bạn đường.

Dân tộc Việt Nam hôm nay yếu hèn, đau đớn đến thế sao?

Với vị trí là chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ, Việt Nam có đủ can đảm đưa cộng sản Trung Cộng ra tòa án quốc tế với tội danh chống nhân loại hay tội danh xâm lược?

Máu của người dân đã đổ xuống

Danh dự Việt Nam oằn mình đau đớn

Nhà nước Việt Nam ở đâu?

Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì?

Khi nhân dân mình nghẹn ngào đến vậy?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

http://nhacsituankhanh.multiply.com/journal/item/54/54

Trú bão: bị cướp và ăn đòn

SGTT – Khoảng 21 chiếc ghe (17 ở Lý Sơn, 4 ở Bình Châu) đã gặp bão khi đang lênh đênh trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Mỗi ghe đều có sự chọn lựa riêng: kẻ đi trú bão, người chạy về nhà. Tất cả đều thoát chết nhưng số phận của 21 chiếc ghe lại không giống nhau khi lâm nạn bão và người.

13143
Cha con ông Lê Đủ kể lại những ngày chạy bão

Như bài trước đã nêu, bốn chiếc ghe của dân đảo Lý Sơn đã chọn cách chạy thẳng vào bờ. Còn 17 chiếc rủ nhau đi trú bão vì đánh bắt cách quần đảo Hoàng Sa, nơi có cảng trú bão, chỉ khoảng 50 hải lý. Hơn 200 con người, tuy không bị bão dập nhưng phải chịu cướp bóc và đòn thù của lính trên cảng.

Đến – bị súng bắn

Ông Dương Văn Thọ (là một trong 13 ngư dân bị Trung Quốc bắt hồi tháng 6 vừa qua), nhớ lại, đêm 26.9, khi nghe tin bão, ông lệnh nhổ neo nhằm hướng đảo chạy tới, trên ghe đã đánh được hơn bốn tấn cá. Đến sáng sớm 27, ghe của ông đến cửa cảng Hữu Nhật, một cảng quân sự của hải quân Trung Quốc nằm trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảng này là nơi tàu bè đi ngang trú mỗi khi có bão, người Việt gọi là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có nhiều cần cẩu. Gần như cùng lúc, 17 chiếc ghe của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) đánh chung một vùng biển đều giương cờ trắng chạy đến đây.

Thấy ghe Việt Nam đến, lính đảo liền nổ súng cảnh cáo. Mấy ghe đi đầu lập tức vòng ra xa. Lúc này nhiều ghe đã gọi điện thẳng về Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để ghe được vào cảng trú bão và đừng lấy đồ của ghe. Biên phòng nhận lời và dặn thêm, không lo đồ đạc, vì nguyên tắc, vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Đoàn ghe tạm yên tâm, quay mũi về cửa cảng, nhưng đạn lại vãi ra, ghe lại cuống cuồng bỏ chạy.

Kể chuyện buổi sáng hôm đó, ông Nguyễn Phụng Lưu còn bàng hoàng, ghe của ông chạy cùng lúc với ông Thọ, lính đảo bắn choé lửa quá trời quá đất. Hai ghe đi đầu chạy dạt ra vì lo trúng đạn. Vài lần như thế, không còn ai dám mon men đến cửa cảng nữa. Tất cả neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn ghe tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà buồn bực. Neo đến chiều, gió lớn thổi mạnh, sóng cao đập từng hồi, bão đang đến gần, thấy vậy ông Lưu la lớn: "Lao vô đại thôi, trúng đạn thì còn người sống người chết, ở ngoài này bão vô sẽ chết hết". Tất cả ùn ùn lao vào cảng, ghe ông Thọ chạy vào trước, tất cả nín thinh, nhưng lần này không nghe súng nổ. Thế là thoát bão, ba ngày ba đêm trong cảng an toàn, không bị ai kiểm tra, ai nấy mừng thầm tai qua nạn khỏi.

Đi – bị đánh và cướp

Sáng 30.9, biển đã bớt sóng gió, 17 chiếc ghe sửa soạn ra khơi. Bỗng dưng, trước cửa cảng xuất hiện một toán lính khoảng vài chục người, tay lăm lăm súng đạn nhảy xuống các ghe.

Lúc đó, ông Thọ bị bất ngờ vì đinh ninh ghe trú bão sẽ không bị làm khó, nên khi lính ồ ạt nhảy lên ghe, cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán lính là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Ecom (liên lạc), máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị, khoảng một tạ cá. Có lẽ do ghe ông cập ngay sát cầu cảng nên hai chiếc thuyền thúng cũng bị tước mất. Ông nài nỉ xin lại máy định vị (để biết hướng đi về) nhưng kẻ lấy không cho. Tài sản còn lại chỉ là chiếc la bàn. Xong việc, toán lính lại nhảy sang ghe khác.

Thấy các ghe trước lao xao chuyện lính lấy đồ, ông Lê Đủ liền giấu ngay máy móc xuống khoang máy, vừa kịp lúc toán lính khác nhảy lên. Hai lính đi trước, một cầm búa, một cầm dao chỉ mặt ông ý hỏi máy định vị và Ecom đâu? Ông lắc đầu, chiếc dây chuyền vàng trong cổ lòi ra, một tên lao vào vạch áo giật sợi dây đút ngay vào túi. Tên khác ra hiệu mọi người lột đồ trong túi, nguy ngập, ông Đủ lanh trí móc ra cái điện thoại xịn và số tiền còn để chúng không truy bạn ghe. Chưa yên, tên cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn, một số tên khuân luôn đồ ăn, thức uống xuống ca nô. Mọi thứ tạm ổn, lúc này hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu). Thấy Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai lính vắt người thằng bé lên cửa và bắt đầu tra tấn. Hợp nhớ lại, giày đinh thi nhau đá vào hai mạng sườn, những cú tát nảy lửa. Đau đến ngất nhưng thằng bé nhất định không hé răng. Trước họng súng gí vào đầu, người cha bất lực nhìn con bị hành hạ. Đánh một lúc, không moi được gì, hai tên lính thả Hợp ra, sức vóc 15 tuổi chẳng thấm vào đâu với những đòn thù, thằng bé đổ gục, toán lính rút, người cha lao ra ôm đứa con, hai be sườn đỏ tấy, người mềm oặt.

13142
Bạn ghe của ông Nguyễn Trọng Lưu đang kiểm tra lại khoang chiếc ghe, sau những ngày sóng gió trên biển

Số phận của cha con ông Lưu còn bi đát hơn, thấy lính chặn đường, ông cùng con trai tên Tâm, 19 tuổi, vội vàng nhét máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm ghe. Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn thuỷ thủ để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh nặng, đứa con chịu đòn không nổi, chỉ sau vài loạt đấm đá, Tâm khóc thét chạy vô lấy điện thoại từ hũ gạo ra. Nhưng, một tên lính đi theo, biết chỗ và moi ra hết đồ giấu, trận đòn tái diễn và nặng hơn đổ xuống đầu cha con ngư dân và bạn ghe vì tội "nói dối, không chịu khai". Mắt phải Tâm đỏ rực, máu chảy ròng ròng, người cha vừa chịu đòn, nhìn đứa con trong nước mắt. Đánh xong, toán lính gom sạch đồ, cả hai chiếc radio cũng không thoát, trừ chiếc la bàn.

Cứ thế, hết chiếc này đến chiếc khác, mười bảy chiếc ghe cùng chung bi kịch, phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt bị búa băm thủng, thúng bị chặt rách đít… Tính sơ, mỗi ghe mất hết đồ chừng 50 – 70 triệu đồng.

Định vị không còn, ông Thọ chọn hướng bằng la bàn, ghe theo đó mà đi, lênh đênh trên biển thêm hai ngày nữa, bến quê hiện ra. Không may mắn, ghe của ông Lưu đi lệch xuống mãi Quy Nhơn.

Ghe ông Đủ thiệt hại nhẹ nhất nên ông vẫn ra khơi thêm ít ngày nữa, chỉ khổ đứa con út quằn quại cả tuần trên ghe, Hợp bị sốt, khắp người ê ẩm vì đòn. Đến khi về nhà, đôi mắt đứa trẻ 15 tuổi còn ngơ ngác, khuôn mặt còn sưng mọng sau những ngày hãi hùng trên biển.

Ngồi quanh ngọn đèn dầu dưới nền nhà, đôi vai ông Lưu như càng thõng xuống khi kể lại những ngày đã qua. "Mình trú bão chứ có làm gì đâu mà họ đánh đập, cướp bóc tàn tệ", ông nức nở. Mấy người bạn ghe ngồi cạnh đều lặng lẽ khóc, không một tiếng nấc mà nước mắt cứ chảy dài xuống chiếu.

Bài và ảnh Doãn Khởi

http://www.sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&newsid=57913&fld=HTMG/2009/1008/57913

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Làm sai nhưng khi nào sửa?

Trân Văn, phóng viên đài RFA

Viện Nghiên cứu Phát triển – gọi tắt là IDS, một trong những cơ quan tư nhân đầu tiên chuyên nghiên cứu về tương quan giữa chính sách với phát triển tại Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị – đã tuyên bố tự giải tán ngay vào thời điểm Quyết định 97 có hiệu lực.

Quyết định 97 – một văn bản pháp quy – không những giới hạn "lĩnh vực" các viện nghiên cứu tư nhân được hoạt động mà còn cấm các cơ quan, tổ chức nghiên cứu công bố rộng rãi ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách.

Nửa tháng đã trôi qua kể từ khi IDS tuyên bố tự giải tán, song các ý kiến phản biện Quyết định 97 vẫn chưa chấm dứt. Trong vài ngày qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu thành viên của IDS đã tiếp tục gửi các thư cho một số nơi, một số người liên quan đến Quyết định 97…

Các thư này đề cập đến những vấn đề gì. Trân Văn phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Trân Văn: Thưa Tiến sĩ, chúng tôi được biết ngày 27 tháng 9, ông có gửi cho ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp một Thư ngỏ, đề nghị ông Cường kiến nghị với Thủ tướng.

Quyết định 97 vi phạm luật pháp

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Thật sự kiến nghị này của tôi cũng chỉ là tiếp tục kiến nghị trước kia của IDS mà thôi. Trước kia, khi mà Quyết định 97 chưa có hiệu lực pháp luật thì chúng tôi kiến nghị với Thủ tướng là nên hoãn lại thì nó sẽ hay hơn, nhẹ nhàng hơn. Rất đáng tiếc là lời khuyên của chúng tôi đã không được chấp nhận. Quyết định đó đã có hiệu lực và khi nó có hiệu lực rồi thì chúng tôi vẫn thấy rằng Quyết định này có rất nhiều điều vi phạm về luật pháp.

Trong thư gửi ông Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường ngày 27 tháng 9, tôi chỉ nêu cái sai phạm về mặt thủ tục mà thôi.

Trong công văn trước kia của ông Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng trả lời cho Viện chúng tôi, ông ấy có nói rằng Quyết định này đã được đưa ra một cách hoàn toàn đúng với pháp luật hiện hành lúc đó.

Trong thư ngỏ ngày 27 tháng 9 ấy thì tôi chỉ ra rằng không phải như vậy. Về mặt thủ tục, Quyết định 97 của Thủ tướng đã vi phạm nghiêm trọng những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong thời gian 2008 và 2009. Và vì vi phạm thủ tục như thế thì một Quyết định như thế phải được coi là vô hiệu. Tôi kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ông thừa nhận vi phạm đó và kiến nghị Thủ tướng hủy Quyết định của mình.

Tại Thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã trích dẫn Phụ lục các cam kết mà Việt Nam áp dụng khi gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Phụ lục này được đính kèm trong một nghị định thư mà Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hồi cuối năm 2006.

Theo đó, Việt Nam sẽ tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của những quy phạm pháp luật mà Việt Nam dự kiến sẽ ban hành. Đồng thời sẽ đăng dự thảo của những quy phạm pháp luật đó trên Trang tin Điện tử của Chính phủ ít nhất là 60 ngày.

Sau Nghị định thư vừa kể, Việt Nam đã sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.

Khi được ủy quyền trả lời IDS, ông Hà Hùng Cường đã viện dẫn một số văn bản quy phạm pháp luật không còn hiệu lực để biện bạch cho những chi tiết mà IDS từng chỉ ra là sai phạm về mặt thủ tục.

Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, sau khi IDS tuyên bố tự giải tán hồi giữa tháng 9, một số tờ báo lớn ở Việt Nam đã đăng công văn do ông Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền Thủ tướng, gửi IDS từ hồi đầu tháng 9.

Điều này, tạo ra sự ngộ nhận về việc chính quyền đã lắng nghe và có phản hồi trước sự kiện IDS tuyên bố tự giải tán. Cũng vì vậy, Thư ngỏ mới nhất, ký ngày 27 tháng 9 đã được Tiến sĩ Nguyễn Quang A gửi cho nhiều tờ báo tại Việt Nam.

Ông kể tiếp: Tôi gửi Thư ngỏ đó là gửi qua mười tờ báo lớn, chính thống của Việt Nam. Rất đáng tiếc là không có tờ báo nào đăng Thư ngỏ đó của tôi. Vì không có báo chính thức nào đăng, cho nên tôi e rằng Bộ trưởng Hà Hùng Cường chưa đọc được. Cho nên ngày hôm qua, tôi đã viết một bức thư bình thường, trích lại toàn văn Thư ngỏ đó. Tôi hy vọng rằng, bức thư được gửi bảo đảm, chắc chắn sẽ đến tay Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Tôi hy vọng là trong những ngày tới, Bộ trưởng sẽ phản hồi đối với cái thư đó của tôi!

Luật chỉ để trị dân?

Trân Văn: Thưa Tiến sĩ, các đề nghị mà ông nêu trong các thư thì đều viện dẫn các qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam, là người viết và là người gửi, ông có hy vọng các thư đó sẽ được xem xét nghiêm túc và được đáp ứng không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi là một công dân, thi hành rất là nghiêm túc các luật, bất luận tôi nghĩ rằng, luật đó sai nhưng mà có hiệu lực thì tôi vẫn cứ phải chấp hành. Những đồng nghiệp của tôi ở Viện IDS cũng như vậy. Cho nên chúng tôi cho rằng Quyết định 97 sai nhưng khi Quyết định ấy không được hoãn, không được hủy bỏ và vẫn có hiệu lực thì chúng tôi cũng tuân thủ. Chính vì thế trước khi Quyết định đó có hiệu lực năm giờ đồng hồ, chúng tôi tuyên bố giải tán.

Tôi hy vọng rằng, Đảng CSVN, cơ quan hành pháp cao nhất của Việt Nam, các Bộ, các báo,.., chí ít cũng phải gương mẫu chấp hành luật như tôi. Nếu mà họ không phản ứng gì thì lúc đó tôi lại phải rút ra những bài học cho mìnhvà sẽ có những bước tiến hành tiếp.

Trân Văn: Thưa Tiến sĩ, trong nhiều năm qua, tại Việt Nam có khẩu hiệu là "Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", ông nhận định thế nào về tính khả thi của khẩu hiệu này đối với thực tế ở Việt Nam hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi chỉ mong muốn rằng những người thông qua pháp luật, những người nêu ra khẩu hiệu đấy, họ phải là những người đầu tiên, họ phải là những người gương mẫu nhất thực hiện pháp luật do chính họ đề ra.

Còn nếu mà cơ quan ban hành ra pháp luật, cơ quan hành pháp, Toà án,… mà không tuân theo pháp luật thì lúc đó là nêu một tấm gương rất là xấu và để cho người dân thấy rằng như vậy là luật chỉ để trị dân thôi! Đấy là điều không thể chấp nhận được!

Trân Văn: Cám ơn Tiến sĩ đã dành thời gian cho thính giả Đài RFA.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Make-a-mistake-but-when-to-correct-the-fault-tvan-10032009123148.html